Hotline
0888153878
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
1 | Trình tự thực hiện | - Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trot. - Bước 2: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn như sau: + Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó nêu rõ lý do từ chối. + Thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó; + Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng ký không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ + Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục quy định tại Điều 178 của Luật này nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng ký khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ; - Bước 3: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng; - Bước 4 Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng); - Bước 5: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng. |
2 | Cách thức thực hiện | - Trực tiếp - Qua đường bưu điện - Qua mạng công nghệ thông tin |
3 | Hồ sơ | a) Hồ sơ gồm: Đơn đăng ký bảo hộ gồm: - Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT - Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng - Ảnh chụp mẫu giống: 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15 cm. - Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT (nếu nộp đơn thông qua đại diện) - Bản hợp đồng chuyển giao quyền chủ sở hữu cây trồng đó (bản chính hoạc sao chứng thực) bằng tiếng Việt haowcj phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai; - Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; - Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt Đối với Đơn có đủ điều kiện để hưởng quyền ưu tiên thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau: - Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó; - Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có). - Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác b) Số lượng: 02 bộ |
4 | Thời hạn giải quyết | - Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn; - Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận; - Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật; - Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ; - Cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ: Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ). |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng trọt b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Trồng trọt d) Cơ quan phối hợp: Không có |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | - Cá nhân - Tổ chức |
7 | Mẫu đơn, tờ khai | - Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT - Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT |
8 | Phí, lệ phí | Phí, lệ phí được quy định tại Thông tư số 180/2011 /TT-BTC, ngày 14/12/2011. - Tên và mức phí, lệ phí 1: Phí bảo hộ giống cây trồng. Mức phí tuỳ thuộc từng hoạt động (Phụ lục kèm theo Biểu mẫu này) - Tên và mức phí, lệ phí 2: Lệ phí bảo hộ giống cây trồng. Mức phí tuỳ thuộc từng hoạt động (Phụ lục kèm theo Biểu mẫu này) |
9 | Kết quả thực hiện TTHC | - Kết quả 1: Quyết định cấp Bằng Bảo hộ giống cây trồng mới - Kết quả 2: Bằng Bảo hộ giống cây trồng mới - Thời hiệu của kết quả: từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác |
10 | Điều kiện thực hiện TTHC | * Điều kiện 1: Điều kiện đối với Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 Luật số 50/2005/QH11, ngày 29/11/2005; Khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 ngày): - Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng; - Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng * Điều kiện 2: Điều kiện đối với giống cây trồng được bảo hộ (Điều 158, 159, 160, 161, 162, 163 Luật số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Khoản 19, 20 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009): - Điều kiện chung đối với giống cây trồng: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp - Tính mới của giống: Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác. - Tính khác biệt của giống: + Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. + Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ; b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào; c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.” |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Phần thứ tư Luật Sở hữu trí tuệ Số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Luật Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009; - Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ , Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng - Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng - Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng, phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp. |
12 | Liên hệ | Tên: Nguyễn Quốc Mạnh Điện thoại: 043.8.435.182 Email: quocmanh.pvp.vn@gmail.com |
LUẬT SƯ. HOÀNG VĂN QUANG
- CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
- CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- CHO PHÉP THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRỞ LẠI
- CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC
- CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
- HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG VỚI BÊN THỨ BA
- quy định cá nhân nhận thế chấp QSD đất, tài sản gắn liền với đất
- VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ QUA ĐIỆN THOẠI TẠI TP HCM Xem tất cả
- NỘI QUY VÀ QUY CHẾ CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ FDI
- NỘI QUY VÀ QUY CHẾ CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ FDI
- THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT VỤ ÁN CỤ THỂ
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 2023, LUẬT NHÀ Ở 2023 NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Ở VIỆT NAM
- Áp dụng tình tiết “nhằm chiếm đoạt tài sản” trong tội cưỡng đoạt tài sản
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- thử
- thử
- THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Xem tất cả
- NỘI QUY VÀ QUY CHẾ CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ FDI
- NỘI QUY VÀ QUY CHẾ CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ FDI
- THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT VỤ ÁN CỤ THỂ
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 2023, LUẬT NHÀ Ở 2023 NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Ở VIỆT NAM
- Áp dụng tình tiết “nhằm chiếm đoạt tài sản” trong tội cưỡng đoạt tài sản
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- thử
- thử
- THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Xem tất cả