Công ty luật quốc tế fdi
Fdi INTERNATIONAL LAW FIRM

79 Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Hotline
0888153878

Facebook

f/hoang.quang.73

QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ THEO HIỆP ĐỊNH CPTPP


CPTPP là một FTA thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mê-hi-cô, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 08/3/2018, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Tính đến ngày 14/01/2021, Việt Nam đã trải qua 02 năm thực thi CPTPP.
CPTPP đưa ra các điều khoản và điều kiện để đảm bảo thủ tục đầu tư sẽ dễ dàng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chương 9 Hiệp định quy định cơ chế bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các quốc gia CPTPP, đề cập cụ thể về giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong trường hợp các tài sản được đầu tư bị quốc hữu hóa, CPTPP yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bồi thường tương đương với giá trị thị trường ngay trước khi việc quốc hữu hóa diễn ra.
Liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư, CPTPP khuyến khích các bên nỗ lực giải quyết thông qua các biện pháp như tham vấn, đàm phán hoặc thông qua bên thứ ba. Trong trường hợp tham vấn không thành công, nhà đầu tư có thể đơn phương gửi yêu cầu ra trọng tài. Nhà đầu tư nước ngoài, với tư cách là bên khiếu nại, có thể chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp. Khi thành lập ban hội thẩm, nhà đầu tư cũng có thể chọn một trong ba hội thẩm viên. Hơn nữa, họ có thể thương lượng để áp dụng những quy tắc có liên quan, và đưa ra hướng dẫn để đảm bảo các trọng tài viên độc lập và vô tư trong vụ việc của họ. Do đó, CPTPP tạo ra cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều thời gian và kênh hơn để bảo vệ khoản đầu tư của họ ở nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ nhất định áp dụng cho Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ mất quyền khởi kiện theo điều khoản giải quyết tranh chấp nếu nhà đầu tư nước ngoài tuân theo các thủ tục khiếu nại tại Tòa án Việt Nam. Lựa chọn giải quyết tại một Tòa án Việt Nam là cuối cùng và duy nhất, ngăn cản nhà đầu tư khởi kiện đến bất kỳ Trọng tài nào khác. Nếu các quy định của Tòa án có lợi cho nhà đầu tư, nhưng Việt Nam từ chối thực hiện, nhà đầu tư nước ngoài có thể khiếu nại nước sở tại của mình để yêu cầu đình chỉ lợi ích cho Việt Nam cho đến khi Việt Nam tuân thủ.
Theo các thỏa thuận song phương nhất định của CPTPP, có một số ngoại lệ đối với các cơ chế mà CPTPP đặt ra cho việc giải quyết tranh chấp. Ví dụ, New Zealand và Việt Nam đồng ý không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đối với Chính phủ của mỗi quốc gia theo Mục B của Chương 9, trừ khi Chính phủ đồng ý đặc biệt đối với việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đó. Thỏa thuận song phương này hạn chế một số quyền tự do đối với các nhà đầu tư khi gửi hồ sơ tranh chấp ra trọng tài. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư từ New Zealand vẫn có thể sử dụng một cơ chế khác theo luật pháp Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam và New Zealand đã ký kết.
Trong khuôn khổ CPTPP không thành lập cơ quan tài phán riêng mà sử dụng hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế hiện hành như: Tòa trọng tài thường trực (PCA), Phòng Thương mại quốc tế (ICC)… Về cơ bản, cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ CPTPP khá giống với cơ chế ISDS tại các Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Các bên trong tranh chấp có thể lựa chọn một trong các quy tắc trọng tài sau: (i) Công ước năm 1965 về giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác nhau (ICSID) và quy tắc về thủ tục tố tụng trọng tài của ICSID.
Trường hợp này chỉ áp dụng khi cả bị đơn và quốc gia của nguyên đơn là thành viên của công ước ICSID; (ii) Cơ chế phụ trợ ICSID trong trường hợp bị đơn hoặc quốc gia của nguyên đơn là thành viên của công ước ICSID; (iii) Quy tắc trọng tài UNCITRAL; (iv) Thiết chế hoặc quy tắc trọng tài khác được các bên đồng ý lựa chọn.
Trường hợp tranh chấp không được giải quyết trong vòng 06 tháng kể từ ngày bị đơn nhận được yêu cầu tham vấn bằng văn bản, nguyên đơn có thể đệ trình vụ việc ra trọng tài. Trước khi đệ trình bất kỳ khiếu kiện nào ra trọng tài, ít nhất 90 ngày trước ngày đệ trình, nguyên đơn phải gửi cho bị đơn Thông báo bằng văn bản về ý định khởi kiện của mình (thông báo về ý định khởi kiện).
Trọng tài sẽ có “Thông báo trọng tài” gửi cho các bên để tiếp tục các thủ tục tố tụng khác. Hội đồng trọng tài sẽ được thành lập gồm 03 trọng tài do các bên chỉ định. Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành thủ tục tố tụng phù hợp với Quy tắc trọng tài, xem xét các bản đệ trình của các bên, cũng như thực hiện các phiên điều trần công khai.
Tuy nhiên, CPTPP cũng quy định một số ngoại lệ áp dụng cho Việt Nam. Trường hợp giữa các nước có các Thỏa thuận song phương trong CPTPP thì khi giải quyết tranh chấp đầu tư, các NĐT có thể áp dụng cơ chế khác. Ví dụ: Thỏa thuận giữa Việt Nam và NewZealand hạn chế một số quyền tự do của NĐT khi khởi kiện ra trọng tài. Cả hai nước đều đồng ý không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Mục B Chương 9, trừ khi Chính phủ đồng ý. Theo đó, NĐT có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp khác theo Luật quốc gia đó hoặc theo các Điều ước quốc tế khác mà hai nước ký kết.
 

 

Thong ke

?t cu h?i mi?n ph

Đặt câu hỏi miễn phí

0888153878