Hotline
0888153878
HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG VỚI BÊN THỨ BA
Quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba
+ Theo khoản 1 Điều 297 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm”.
+ Theo Điều 308 BLDS năm 2015 quy định: “Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau; Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng; Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước; Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm”.
+ Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số: 99/2022/NĐ-CP, ngày 30/11/2022 quy định về hiệu lực của đăng ký được xác định như sau: “Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;... Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
Thời hạn có hiệu lực của đăng ký được tính từ thời điểm có hiệu lực của đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký.
Thời hạn có hiệu lực của đăng ký là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp xác định hiệu lực đối kháng không chấm dứt quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều này;”
+ Theo điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số: 99/2022/NĐ-CP quy định hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký ban đầu không chấm dứt trong trường hợp sau đây: “Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển giao khác về quyền sở hữu đối với tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất) đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này, sau đó được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này”.
Có thể hiểu hiệu lực đối kháng với người thứ ba là: Khi xác lập giao dịch bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên trong giao dịch mà trong một số trường hợp còn phát sinh với bên thứ ba đang chiếm giữ hoặc có quyền đối với tài sản bảo đảm, buộc bên thứ ba phải tôn trọng và chấp nhận đối với quyền của bên nhận bảo đảm; Thứ tự ưu tiên thanh toán có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền. Đáng chú ý, Bộ luật dân sự 2015 đã tách bạch thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và hiệu lực đối kháng với người thứ 3 nhằm đảm bảo quyền lợi của bên nhận tài sản bảo đảm. Theo đó, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Bất kỳ một bên thứ 3 nào khác trước khi tham gia giao dịch đối với tài sản này buộc phải biết tình trạng pháp lý tài sản. Nếu bên thứ ba chấp nhận giao dịch thì khi có tranh chấp phát sinh về tài sản thế chấp bên nhận thế chấp có được quyền "ưu tiên" trong việc xử lý tài sản thế chấp. Như vậy, giao dịch bảo đảm phải có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước.Luật sư Hoàng Văn Quang.
CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ FDI - ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HCM
Trụ sở chính: Số 79, đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
CHI NHÁNH TẠI MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN
Trụ sở chi nhánh: Số 324 đường Tôn Đức Thắng, TDP4 phường Nghĩa Thành, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Hotline: 0888 15 3878 - 0984212776
Trân trọng cảm ơn Quý Ông (Bà) đã quan tâm và sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi!
Bài viết liên quan
- VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ QUA ĐIỆN THOẠI TẠI TP HCM
- LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN LAO ĐỘNG
- LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI
- DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT KẾT HỢP THỪA PHÁT LẠI
- LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
- CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
- CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- CHO PHÉP THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRỞ LẠI
- CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC
- CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
- HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG VỚI BÊN THỨ BA
- quy định cá nhân nhận thế chấp QSD đất, tài sản gắn liền với đất
- VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ QUA ĐIỆN THOẠI TẠI TP HCM Xem tất cả
- THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT VỤ ÁN CỤ THỂ
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 2023, LUẬT NHÀ Ở 2023 NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Ở VIỆT NAM
- Áp dụng tình tiết “nhằm chiếm đoạt tài sản” trong tội cưỡng đoạt tài sản
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- thử
- thử
- THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- CAM KẾT THƯƠNG MẠỊ DỊCH VỤ VIỆT NAM WTO Xem tất cả
- THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT VỤ ÁN CỤ THỂ
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 2023, LUẬT NHÀ Ở 2023 NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Ở VIỆT NAM
- Áp dụng tình tiết “nhằm chiếm đoạt tài sản” trong tội cưỡng đoạt tài sản
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- thử
- thử
- THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- CAM KẾT THƯƠNG MẠỊ DỊCH VỤ VIỆT NAM WTO Xem tất cả